Giang Thanh Toàn Truyện (Hồng Đô Nữ Hoàng) – Diệp Vĩnh Liệt, Vũ Kim Thoa (Dịch)

Giang Thanh Toàn Truyện (Hồng Đô Nữ Hoàng) – Diệp Vĩnh Liệt, Vũ Kim Thoa (Dịch)

Tài liệu nói về cuộc đời ban đầu của Giang Thanh từ khi sinh ra ở Sơn Đông cho đến khi trở thành nhân viên thư viện tại Đại học Viện Thực Nghiệm dưới sự bảo trợ của Lương Thực Thu.

65.000 

Còn 2 trong kho

Số lượng:

Nhắn tin SMS/Zalo: 0767478685 để nhanh chóng đặt hàng

Thời gian giao nhận hàng

  • Hồ Chí Minh: 1-2 ngày
  • Các khu vực khác sẽ tùy thuộc vào các đơn vị vận chuyển.

“Hồng đô nữ hoàng” (tạm giải nghĩa là nữ hoàng cộng sản ở thủ đô (Bắc Kinh, TQ) – chính là Giang Thanh – vợ thứ tư của lãnh tụ cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông). Cuốn sách này được nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM xuất bản năm 1984, là thời kỳ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang còn khá căng thẳng, sau cuộc chiến tranh (chống xâm lược) Biên giới phía bắc năm 1979.

Với chỉ 130 trang, tác giả người Mỹ là Rô – xan Uýt – cơ, với sự đồng ý của đảng cộng sản Trung Quốc, qua nội dung cuốn sách, đã thể hiện một cách sinh động, thậm chí “hấp dẫn”, về những màn đấu tố tàn bạo, mất hết tính người, không theo một khuôn khổ luật pháp nào, của và giữa những lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản TQ, gồm cả Mao Trạch Đông. Đó là những màn hãm hại các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cộng sản TQ như: Lâm Bưu (Bộ trưởng quốc phòng), Hạ Long (Phó thủ tướng, Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng), Lưu Thiếu Kỳ (Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) và Bành Hoài Đức (Bộ trưởng quốc phòng). Thậm chí chính “hồng đô nữ hoàng” Giang Thanh về sau cũng bị các đồng chí của mình đấu tố không thương tiếc.

Cũng qua cuốn sách này, chúng ta biết rõ hơn về “thuật ngữ” có tên “đấu tố” – của cộng sản Trung Quốc. Thật khủng khiếp, tàn nhẫn, và đặc biệt là không theo một quy định hay luật lệ nào cả. Khái niệm phản bội đảng quá mơ hồ. Thế mới thấy đừng tưởng rằng lãnh đạo cấp cao, thậm chí rất rất cao của đảng cộng sản Trung Quốc là sung sướng hay hạnh phúc!

Cuốn Hồng đô nữ hoàng được xuất bản lần đầu năm 1977, thời điểm ngay sau khi “tập đoàn bè lũ bốn tên” gồm Giang Thanh bị triệt hạ, và được đánh giá là đã gây được “tiếng vang” khi đó (trong phần giới thiệu cuốn sách).

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

SẢN PHẨM VỪA XEM