Tiểu thuyết diễn ra ở bối cảnh lúc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tại một gánh “xiệc” nhỏ tên “Đoàn xiệc Nghệ Tinh”. Ông Ba, nhân vật xưng “tôi”, sinh ra, lớn lên và rong ruổi theo đoàn đi khắp miền Nam. Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong tiết mục thành công nhất của đoàn xiếc, đó là màn “phóng dao”. Mỗi khi diễn, ông đứng sau vịn tấm ván, em gái ông đứng trước để người anh hai của hai người phóng những con dao vào tấm ván, tránh để trúng bé gái ấy, trước sự hồ hởi, thót tim của khán giả. Ông Ba luôn cảm thấy thương xót cho em gái ông khi phải đứng phóng dao khi cô còn quá nhỏ, đây lại là trò nguy hiểm, nhưng không làm sao bảo cha ông dừng nó được vì nó là miếng cơm của cả gánh. Ông nhận ra rằng “Sự vô tâm bàng quan ẩn náu trong từng con người như một con vi trùng, hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục”. Từng ngày trôi đi, số phận mỗi người cứ buông trôi theo dòng đời đến khi nó bị rẽ hướng bởi cái gì đến cũng đến, việc cô em gái bị trúng dao.
Tấm Ván Phóng Dao – Mạc Can
“…Mưa rơi lộp độp trên mái lá nhà lồng chợ vắng tanh, chợ không người, sân khấu không ánh đèn, không khán giả, buồn ai oán, chung quanh mờ mịt gió nước, tiếng ếch nhái ồm ộp, một lúc vang vang, một lúc lặng thinh. Tiếng mưa rơi não ruột suốt canh thâu, tôi thao thức mòn mỏi cho tới khi thiếp đi, bàn tay lạnh vô tình đưa lên khuôn mặt không thể nào gột sạch dấu phấn trắng, chì đen, son đỏ”… (trích trong tiểu thuyết)
35.000 ₫
Còn 1 trong kho
Nhắn tin SMS/Zalo: 0767478685 để nhanh chóng đặt hàng
Thời gian giao nhận hàng
- Hồ Chí Minh: 1-2 ngày
- Các khu vực khác sẽ tùy thuộc vào các đơn vị vận chuyển.