Thuê Bao Quý Khách – Hương Thị

Thuê Bao Quý Khách – Hương Thị

“Diễn biến câu chuyện từ hiện tại đến quá khứ chỉ diễn ra trong vòng 3 thập kỷ mà như chuyện lâu lắm, xưa lắm rồi. Những biến động của thập kỷ 80 thế kỷ 20 với chiến tranh biên giới, làng quê nghèo nàn và đố kỵ, sự tan rã của hệ thống Đông Âu và nhiều câu chuyện khác mới đây thôi mà đà như cổ tích. Dòng xoáy của cuộc sống đô thị trong thời đất nước mở cửa đặt con người trước mọi lo âu, toan tính, tị hiềm nhỏ nhen và đê tiện mà quên đi một dòng chảy khác cũng không kém mãnh liệt – dòng chảy của đời thường, của người nghèo khổ.

Đối diện với cuộc sống, đối diện với lương tâm và trách nhiệm, với thiên chức của người mẹ đã khiến cho nhân vật chính của truyện trở lại là mình, được là chính mình, chủ động trôi theo dòng xoáy cuộc đời…” (Giới thiệu của nhà thơ Phạm Sỹ Sáu)

35.000 

Còn 2 trong kho

Số lượng:

Nhắn tin SMS/Zalo: 0767478685 để nhanh chóng đặt hàng

Thời gian giao nhận hàng

  • Hồ Chí Minh: 1-2 ngày
  • Các khu vực khác sẽ tùy thuộc vào các đơn vị vận chuyển.

Truyện diễn tả sinh động một dòng cuộn xoáy của cuộc sống đô thị. Con người chấp nhận lối sống ấy, cách hành xử ấy. Biết là toan tính, bon chen nhưng vẫn phải trôi theo tâm xoáy cuồn cuộn. Nhân vật cũng như bao con người thị thành, nai lưng ra mà cày. Chút năng lực, pha chút cố gắng, trộn chút bon chen, dậm thêm chút lạnh lùng dường như đã khá đủ để tích cóp được căn nhà nơi đất đắt bỏng chân. Bỏ qua mọi ganh ghét, bỏ qua nhũn nhặn, nhún nhường, cương quyết bước một chặng đường dài trong sự nghiệp là những gì mà Thục – nhân vật đã thể hiện.

Với chức vị phó giám đốc, sự nghiệp thăng tiến vù vù, sắp có một căn nhà của riêng mình thì “bùm” chàng chồng tương lai biến mất. Từ đó mở ra bao nhiêu là sự chờ mong, khắc khoải, mở ra khung trời quá khứ xa xôi nơi Thục. Đứa con đang hoài thai gây cho Thục bao suy tư, nhọc nhằn. Anh mất tích. Sự biến mất đó như một chướng ngại vật trên đường chạy của Thục. Nếu mọi thứ đã từng như dòng nước lũ chảy xối xả trong hơn 20 năm cuộc đời thì bây giờ lại như nắng hạn mùa khô, mọi thứ không trơn tru mà bò chậm chạp. Mọi khó khăn, mọi nỗi nhớ như cơn khát mùa hạn nơi Thục. Thục nhớ về quá khứ, buồn cho hiện tại, khắc khoải cho tương lai. Một là Thục sẽ chấp nhận ở lại bên này chướng ngại vật, một là cô sẽ phải lấy hết sức mình phi nhanh như tuấn mã vượt trường sơn. Cuối cùng, với tình yêu, niềm thương, nỗi nhớ, tinh thần rắn rỏi ấy sau những chặng dừng chân trong kí ức đã phi nước đại qua hàng rào chắn. Cô đã khác. Đứa bé hơn ba tuần tuổi trong bụng đã mang lại niềm sống cho Thục.

Truyện kết thúc mở, không biết vì sao anh mất tích, anh không để lại chút dấu vết nào, biến đi giống như chưa từng tồn tại. “Nhị trùng tang”, “đứa bé ba tuần tuổi”, “chàng trưởng phòng săn đón”, “mảng kí ức xa xôi” là những gì quấn chặt Thục trong cơn lốc quay cuồng nỗi nhớ anh. Đặc biệt, song song với hiện tại là một thời quá khứ cũng được dụng ý kể… Những nền kí ức ấy đóng một phần không nhỏ trong kết cấu của truyện cũng như đi tìm hình ảnh Thục trong cả hiện tại và quá khứ.

Một nhân vật rất chung, những cảnh ngộ rất riêng đã vẽ nên bức tranh nhân thế đầy màu sắc và âm hưởng. Những tiếng “thuê bao quý khách…” lạnh lùng và ám ảnh không chỉ riêng một cuộc đời. Một tiếng nói quen thuộc nhưng mỗi lần nghe âm vọng lên lại đau đớn không ngừng, như lưỡi dao sắc nhọn cà vào tim.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

SẢN PHẨM VỪA XEM